A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

"Tiếp lửa truyền thống - Mãi mãi tuổi hai mươi"

Chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ nhưng dư âm của chiến tranh vẫn còn in sâu vào kí ức của mỗi người dân Việt Nam. Giờ đất nước đã sang một kỉ nguyên mới, một trang sử mới và hướng tới một tương lai tốt đẹp. Nhưng không vì thế mà chúng ta quên đi quá khứ hào hùng của dân tộc. Chiến tranh đã cướp đi bao nhiêu người con của...

 picture3

        Chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ nhưng dư âm của chiến tranh vẫn còn in sâu vào kí ức của mỗi người dân Việt Nam. Giờ đất nước đã sang một kỉ nguyên mới, một trang sử mới và hướng tới một tương lai tốt đẹp. Nhưng không vì thế mà chúng ta quên đi quá khứ hào hùng của dân tộc.

        Chiến tranh đã cướp đi bao nhiêu người con của đất nước, gieo bao nhiêu nỗi đau trên thân xác và tâm hồn của mỗi người con trở về sau cuộc chiến. Tự hào thay những người phụ nữ Việt Nam trung hậu, bất khuất. Và tự hào hơn nữa trên quê hương Quảng Nam chúng ta có những người phụ nữ đã đi vào huyền thoại như chị Hồ Thị Thu, chị Trần Thị Lý, chị Trần Thị Kim Cúc,…Một trong những người con gái ấy có “Nữ biệt động thép” Trần Thị Kim Cúc, người con gái mảnh dẻ mà sắt đá vô song. Sinh ra trong một gia đình và quê hương là cái nôi của cách mạng, lòng căm thù giặc đã hun đúc tâm hồn chị từ thuở bé. Sau một thời gian làm liên lạc, sự nhanh trí, gan dạ của chị đã được tổ chức tin tưởng và đưa chị vào hoạt động trong lòng địch tại Đà Nẵng. Hơn 30 năm trước chị là một trong những nữ chiến sĩ biệt động thành, từng ném lựu đạn vào cố vấn Mỹ và đơn vị huấn luyện của địch; từng thành công khi đưa những tài liệu mật,…Giờ đây ở tuổi gần bảy mươi, chị không còn minh mẫn để nhớ rõ bao nhiêu lần bị bắt, tra tấn dã man bằng chày sắt chúng đánh hộc máu mũi, máu mồm rồi bị phơi nắng; vứt vào hầm đất, đổ xà phòng vào miệng, dùng dây thừng câu rút lên xà nhà rồi lấy kim đâm vào lưng, vào ngực,… Chị nhớ mãi là lần kẻ thù đập vở bóng đèn nê-on đem nhét vào “cửa mình” chỉ để lấy lời khai thế nhưng chị vẫn không hé răng khai nửa lời.

  Kính thưa các thầy, cô

         Chắc trong chúng ta ai cũng nghĩ rằng những đòn tra tấn đó đã dã man hơn bất kì đòn tra tấn nào. Nhưng không phải là hết, đối với chị đòn hạ thủ cuối cùng thâm độc nhất mà chúng dành cho chị là đóng đinh vào đầu. Chị nhớ lại, sau khi bị đánh bê bết máu, mấy thằng mật thám khu 11 đem ra cây đinh dài 5cm để trước mặt hù dọa – “Cái này đóng vào sọ não thì sức mấy mà không khai”. Lúc đó tôi vẫn nằm im bất động, chúng lật úp tôi lại trói chặt tay chân vào chiếc ghế dài rồi đóng cây đinh vào đầu.

        Với tinh thần kiên trung một lòng một dạ với cách mạng của chị cùng với các chị em khác đã đi vào huyền thoại, tạo nên một tượng đài bất tử về lòng kiên trung, bất khuất của phụ nữ Việt Nam như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

                       “ Điện giật, dùi đâm, dao cắt lửa nung

                      Không giết được em – người con gái anh hùng”. 

       Kính thưa các thầy, cô

         Với lời tự sự mộc mạc, chân thành của chị Trần Thị Kim Cúc: “ Tôi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương Hòa Vang, trưởng thành trong phong trào Đồng khởi chống Mĩ cứu nước. Là một người cháu, người con, người em đi theo con đường cách mạng của cha ông. Ở đây, tôi không viết lên một trang sử mà với lòng trìu mến quê hương với lòng khâm phục đàn anh, đàn cha, chú, đồng bào, đồng chí với ơn sâu của Bác Hồ, nghĩa nặng của Đảng, của nhân dân. Tôi ghi lại những dòng kỉ niệm đã đọng lại trong tôi và những kỉ niệm ấy đối với tôi là bất tử.

          Nhân kỉ niệm 101 năm (1910 – 2011) ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, tháng tôn vinh những người phụ nữ. Họ là những người mẹ, người chị, kiên trung, bất khuất, dịu dàng và đằm thắm. Cả cuộc đời chịu đựng bao gian khổ, hi sinh vì quê hương đất nước. Nhằm giáo dục thế hệ trẻ hôm nay, với tinh thần hướng về cội nguồnTiếp lửa truyền thống – Mãi mãi tuổi hai mươi”. Nhà xuất bản Thanh niên đã giới thiệu với bạn đọc cả nước cuốn hồi ký “Chiến công và đòn thù” của Trần Thị Kim Cúc người nữ chiến sĩ Biệt động thành, người con của quê hương đất Quảng anh hùng.

83_500

        Để hiểu rõ hơn về tinh thần đấu tranh bất khuất và sức chịu đựng của chị trong cuộc đời hoạt động cách mạng, giải phóng dân tộc. Mời các thầy cô tìm đọc cuốn hồi ký “Chiến công và đòn thù” đã có tại phòng thư viện của trường.

                                                                                    Cô giáo Lê Thị Hồng


Tác giả: Phạm Thị Thái
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết